Lễ hội Cầu ngư tại Phan Thiết, Bình Thuận thường diễn ra tại dinh Vạn Thủy Tú (TP. Phan Thiết) từ 19/6- 22/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây.
MỤC LỤC
Lễ hội Cầu ngư là gì
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải (Cá Voi) – là tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam, trong đó tiêu biểu là vùng Nam Trung Bộ và điển hình nhất là ở Khánh Hòa.
Lễ hội Cầu Ngư hay còn gọi là Lễ Nghinh Ông. Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này. Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu “Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5 – 7 ngày).
Lễ Hội Cầu ngư ở Phan Thiết – Bình Thuận
Lễ hội Cầu ngư tại Phan Thiết, Bình Thuận thường diễn ra tại dinh Vạn Thủy Tú (TP. Phan Thiết) từ 19/6- 22/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau. Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Lễ hội này đã thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của những ngư dân tỉnh Bình Thuận vào sự hiển linh của loài cá Ông. Ngư dân vạn chài cho rằng loài cá Voi chính là vị Thần biển cả đã cứu trợ họ, giúp đỡ họ trong những chuyến đi biển đầy nguy hiểm.
Ý nghĩa của Lễ hội Cầu ngư của ngư dân Phan Thiết
Các phần của Lễ hội Cầu ngư Phan Thiết
Phần hội cũng bắt đầu diễn ra bên ngoài và cả trên biển khi đang tế lễ Nghinh Ông (rước thần Nam Hải) từ biển về vạn chài. Đoàn chèo Bá Trạo chủ yếu là biểu diễn trên thuyền, trên quãng đường từ cửa biển rước về Vạn Thủy Tú với những bộ trang phục đặc sắc trong nghi lễ.
Ngoài ra, lễ hội còn có phần lễ phóng đăng trên biển, đó là lễ thả thuyền cúng cho các linh hồn đã bỏ mạng trên biển, lễ phá cộ, lễ phóng sanh bao gồm cả 2 yếu tố là phần lễ và phần hội cùng phối hợp. Trong đó, lễ rước thần Nam Hải luôn là nghi lễ quan trọng nhất, mang tính văn hóa cộng đồng rõ rệt, là nghi lễ mở đầu cho hàng chục nghi lễ sau đó. Lễ chính trong lễ rước thần Nam Hải là điểm nổi bật của lễ cầu ngư. Đoàn rước có rất đông người tham gia, trong đó có các đoàn lễ, đoàn chèo Bá Trạo, đoàn nhạc lễ, các sư sãi, với đủ các loại trang phục… Đặc biệt là hàng chục chiếc thuyền lớn có cắm cờ quạt và rất đông người tham gia xen lẫn với điệu hò chèo Ba Trạo, nghi lễ diễn ra trong 1 giờ đồng hồ để nghinh Thần trên biển thu hút sự quan tâm của người xem.
Lễ hội Cầu ngư là một nét văn hóa tín ngưỡng dân gian, một phong tục tập quán có mối quan hệ mật thiết với tâm linh. Tất cả những mối liên hệ này đã gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng hòa quyện vào nhau, và có tác động qua lại, tạo nên một lễ hội mang đậm những nét đặc trưng văn hóa biển như ngày nay.
Xem thêm:
Nguồn: Internet
BÌNH THUẬN INFO /Tổng hợp