Lễ Hội Bình Thuận
Lễ Hội Bình Thuận

Bình Thuận là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu về một số lễ hội chính ở Phan Thiết và tại Bình Thuận.

Lễ hội Trung thu Phan Thiết – Lễ hội Trung thu lớn nhất Việt Nam

Lễ hội trung thu Phan Thiết là một sự kiện văn hóa đặc sắc của người dân thành phố biển. Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, với nhiều hoạt động hấp dẫn như trưng bày đèn lồng, thi làm bánh trung thu, diễu hành rước đèn, biểu diễn nghệ thuật và văn nghệ. Lễ hội trung thu Phan Thiết không chỉ là dịp để các em nhỏ được vui chơi và thưởng thức bánh kẹo, mà còn là dịp để người lớn gặp gỡ, giao lưu và bày tỏ tình cảm với nhau. Lễ hội trung thu Phan Thiết cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của thành phố biển xinh đẹp và hiếu khách đến với du khách trong và ngoài nước.

lễ hội rước đèn trung thu phan thiết 2023
Lễ hội rước đèn trung thu phan thiết | Bình Thuận Info

Lễ hội Trung thu Phan thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương cùng tham gia.

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Trung thu Bình Thuận

Đề xuất>> Lễ Hội Trung thu Phan Thiết 2023

Lễ hội Dinh Thầy Thím

Lễ hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân miền Trung Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch hàng năm tại dinh thờ Thầy Thím, thuộc xã Tân Tiến, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ công đức của hai vị anh em Thầy Thím, những người đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ đất nước. Lễ hội cũng là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính và mong ước được ban phước bình an, may mắn, sung túc.

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Dinh Thầy Thím Bình Thuận

Lễ hội nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được xem là một trong những lễ hội lớn của những người con vùng biển. Lễ hội có nguồn gốc từ lễ cầu ngư của người dân vùng biển được tổ chức 2 năm một lần. Lễ hội Nghinh Ông còn chứa đựng tín ngưỡng dân gian cầu mong cho cuộc sống êm đẹp, ra khơi gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, sóng yên biển lặng cầu bình an cho người dân nơi đây.

Những người Hoa ở Phan Thiết thiết kế ngôi miếu từ những năm 1788 đã hình thành nên phong tục, tập quán của người Hoa di cư sang Việt Nam. Các phong tục của người Hoa được giữ nguyên khi sang đến nước ta, góp phần làm nên tính phong phú của cộng đồng người dân Phan Thiết, Bình Thuận.

Lễ hội nghinh ông Phan Thiết | Bình Thuận Info
Lễ hội nghinh ông Phan Thiết | Bình Thuận Info

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh được diễn ra hai năm một lần, vào năm chẵn dương lịch, để thể hiện mong ước cầu cho “quốc thái dân an”, “mưa thuận gió hòa”. Người dân Phan Thiết tin rằng lễ hội Nghinh Ông sẽ bày tỏ được lòng thành kính, biết ơn đối với Quan Công, từ đó Ông sẽ phù hộ cho người dân cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Nghinh Ông Phan Thiết

Lễ hội Đua thuyền truyền thống Bình Thuận

Lễ hội đua thuyền truyền thống Bình Thuận là một sự kiện văn hóa đặc sắc của người dân miền biển Phan Thiết, được tổ chức hàng năm vào mùng 2 Tết âm lịch trên dòng sông Cà Ty. Theo các nhà nghiên cứu, đua thuyền xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ chèo Bả trạo- loại hình văn hóa kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cá Voi và tín ngưỡng thờ thần Đất, thần Sông. Lễ hội đua thuyền không chỉ là một môn thể thao mà còn là một cách để người dân cầu mong một năm may mắn, thuận buồm xuôi gió, khai thác hải sản bội thu. Lễ hội đua thuyền cũng gắn liền với ý nghĩa mừng Tết Độc lập và tưởng nhớ công lao của Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các bậc tiền bối trong công cuộc giành độc lập của đất nước .

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Đua thuyền Bình Thuận

Lễ Hội Cầu ngư Phan Thiết

Lễ hội Cầu Ngư ở Bình Thuận thường diễn ra tại dinh Vạn Thủy Tú (TP. Phan Thiết) từ 19/6- 22/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau. Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.

Lễ Hội Cầu Ngư Phan Thiết 2023
Lễ Hội Cầu Ngư Phan Thiết 2023 | Bình Thuận Info

Lễ hội này đã thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của những ngư dân tỉnh Bình Thuận vào sự hiển linh của loài cá Ông. Ngư dân vạn chài cho rằng loài cá Voi chính là vị Thần biển cả đã cứu trợ họ, giúp đỡ họ trong những chuyến đi biển đầy nguy hiểm.

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Cầu ngư Phan Thiết

Xem>  Lễ hội Cầu ngư Phan Thiết 2023

Lễ hội Katê Bình Thuận

Lễ hội Katê của người Chăm tại Bình Thuận diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch, tức khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch. Đây là lễ hội có từ xa xưa của người Chăm theo đạo Bàlamôn. Dịp Katê, mọi người cùng nhau tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên, đồng thời cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Từ năm 2005 đến nay Lễ hội Katê của đồng bào Chăm được UBND tỉnh Bình Thuận phục dựng thành lễ hội truyền thống tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Hàng năm, vào dịp này, đồng bào dân tộc Chăm từ khắp nơi trong tỉnh tụ họp dưới chân tháp Pô Sah Inư để tham gia nghi lễ rước y trang nữ thần Pô Sah Inư, tắm bệ thờ Linga – Yoni, tham gia vào các phần hội truyền thống như làm bánh gừng, đi cà kheo, đội nước…

Lễ hội Katê đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khám phá chi tiết: Lễ Hội Dinh Katê Bình Thuận


Xem thêm: 

BÌNH THUẬN INFO/Tổng hợp

5/5 - (12 bình chọn)
Bài trướcÔng Lê Tuấn Phong được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Bài tiếp theoNới lỏng giản cách chỉ thị 16 TP. Phan Thiết và 1 số địa phương Bình Thuận